Hiển thị các bài đăng có nhãn hung 12. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hung 12. Hiển thị tất cả bài đăng

Nuôi dưỡng bé nhẹ cân non tháng

Nguyễn Quang Sáng (nguyensang@gmail.com)

Điều anh lo lắng là hoàn toàn có lý. Những trẻ sinh nhẹ cân dưới 1.500g và thiếu tháng (dưới 34 tuần) phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, sẽ gặp khó khăn về nuôi dưỡng. Hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, vì vậy cần chăm sóc tỷ mỉ và chu đáo hơn trẻ sinh bình thường. Về nuôi dưỡng (bằng sữa mẹ): trường hợp trẻ chưa bú được, cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt, hoặc vắt từng giọt sữa vào miệng trẻ. Do thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu và hấp thu kém nên trẻ dễ nôn trớ và rối loạn tiêu hóa; trẻ sơ sinh non tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém. Nếu để thân nhiệt trẻ xuống dưới 35oC có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng như: suy hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết não. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ cần chú ý: tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, ấm áp và an toàn. Người chăm sóc bé cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc bé. Nên hạn chế số người thăm bé cũng như số người tiếp xúc khi không cần thiết (đặc biệt khi họ đang có bệnh cảm, cúm, ho hay các bệnh lây nhiễm khác...). Để biết bé có thể thích nghi với môi trường hay không, ta có thể đo thân nhiệt cho bé. Nhiệt độ của bé luôn ở khoảng 37oC là thích hợp nhất. Khám định kỳ, kiểm tra thể lực và tâm sinh lý. Phát hiện sớm các bất thường về thị giác, thính giác và vận động của trẻ. Một số trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng nếu được chăm sóc tốt sau này bé vẫn khỏe mạnh như trẻ bình thường bạn ạ.

BS. Kim Oanh

Những dấu hiệu tố bạn bị nhiễm trùng uốn ván

Sốt nhẹ

Sốt là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng uốn ván và thường xuất hiện sau 5 ngày phơi nhiễm với vi khuẩn.

Cứng cơ

Hàm, cổ và lưng cứng là các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng uốn ván.

Đau khắp cơ thể

Cứng cơ thường dẫn tới đau khắp cơ thể và nhiều bệnh nhân cũng bị đau đầu.

trieu-chung-nhiem-trung-uon-van

Ra mồ hôi và mất nước

Ra nhiều mồ hôi và mất nước cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng uốn ván.

Lượng nước tiểu ít và phân cứng

Sốt thường gây ra tình trạng mất nước, do vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân cũng có thể đại tiện phân cứng.

Tiểu tiện và đại tiện thường xuyên

Vì cơ trở nên yếu, bệnh nhân có thể khó kiểm soát bàng quang và ruột dẫn tới đại tiện và tiểu tiện thường xuyên.

Gãy xương

Nhiễm trùng uốn ván gây yếu cơ và xương khiến cho bệnh nhân dễ bị gãy xương.

Nghẹt thở

Nghẹt thở là triệu chứng giai đoạn cuối của nhiễm trùng uốn ván và có thể dẫn tới suy hô hấp.

Khóa hàm

Khóa hàm là triệu chứng giai đoạn cuối cùng của bệnh và thường xuất hiện khi bệnh nhân không được điều trị trong thời gian dài.

BS Tuyết Mai/Univadis

(theo THS)

Bữa cơm gia đình giúp dự phòng đái đường

Thật vậy mỗi tuần bạn đi ăn ở ngoài bao nhiêu lần (thức ăn nhanh, căntin, nhà hàng…) khi mà không có nhiều thời gian trở về nhà để cùng gia đình thưởng thức bữa cơm với những món ăn tự chế biến.

Theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng-Boston-Mỹ cho thấy nếu thường xuyên ăn cơm tại nhà giúp dự phòng đái đường type 2- một bệnh lý thường gặp và ở Pháp có khoảng 3 triệu người mắc đái đường type 2.

com gia dinh

Công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí “PLOS Medicine”. Để đi đến kết luận các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu của 2,1 triệu người tình nguyện Mỹ. Kết quả cho thấy những người ăn tối 5-7 lần/tuần ở nhà, nguy cơ mắc đái đường type 2 giảm hơn 15% trong suốt cuộc đời của họ. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người tuy ăn bên ngoài nhưng thức ăn được chuẩn bị ở nhà (cơm hộp) thì nguy cơ mắc đái đường cũng thấp hơn.

Theo các nhà nghiên cứu thì điều đó có tính logic bởi vì thừa cân là yếu tố nguy cơ của đái đường type 2. Trên thế giới 75% bệnh nhân đái đường bị thừa cân, béo phì. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong xã hội hiện nay khuynh hướng ăn ngoài đang gia tăng, với bữa ăn nhiều calo, dễ ăn quá đà với những thức ăn công nghiệp có lượng đường, muối, mỡ cao đã góp phần dẫn đến tăng cân và béo phì. Ngược lại ở nhà, có thời gian để tận hưởng món ăn, ăn chậm lại vì thế có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Cách ăn chậm, nhai kỹ này sẽ giúp mọi người có xu hướng kiểm soát lượng calo tốt hơn.

Với công việc và cuộc sống hiện đại thì những bữa cơm gia đình ngày càng ít đi. Bữa cơm sum họp gia đình chính là “liều thuốc” giúp cải thiện sức khỏe, giảm stress, giảm thừa cân béo phì…Chính vì thế hãy nên tận dụng tất cả có thể được những bữa cơm tại nhà, vừa tạo không khí đầm ấm,kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Bs Ái Thủy

10 điều cần biết về bệnh hen

Bệnh hen là căn bệnh đã ảnh hưởng đến rất nhiều người dân ở mọi độ tuổi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ bị “hiểu nhầm” khiến cho việc dùng thuốc và hiệu quả điều trị chưa cao. Dưới đây là 10 điều bạn cần phải biết về căn bệnh này.

1. Tất cả các thể bệnh hen đều nghiêm trọng

Tại Mỹ, mỗi ngày có 10 người chết vì bệnh hen. Nhiều người đã bị một cơn hen đe dọa tính mạng trước khi họ được chẩn đoán là mắc bệnh hen thể nhẹ.

2. Hầu hết người mắc bệnh hen không kiểm soát bệnh tốt như họ nghĩ

Nếu bạn sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh dạng hít nhiều hơn 2 lần/tuần (trừ trước khi tập thể dục), thức dậy có các triệu chứng của bệnh hen nhiều hơn 2 lần/tháng hoặc mua thuốc giãn phế quản hơn 2 lần/năm, bệnh hen không kiểm soátđược, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi kế hoạch điều trị cho bạn.

3. Bệnh hen có biểu hiện nhiều hơn là ho và thở khò khè

Những triệu chứng này là kết quả của tình trạng viêm phổi ẩn phía dưới. Vì bạn không thể cảm nhận hoặc nghe được tình trạng viêm phổi âm ỉ này, điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc chống viêm mỗi ngày, nếu được bác sĩ kê đơn, ngay cả khi bạn đang cảm thấy sức khỏe khá tốt.

4. Thuốc trị bệnh hen không gây nghiện

Các corticosteroid dùng để giảm viêm không gây tổn hại đến bạn như các steroid đồng hóa.

5. Bệnh hen không chỉ là căn bệnh thời thơ ấu

Bệnh hen có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và kéo dài suốt đời. Hen cũng có thể chỉ gặp trong một số tình huống –thí dụ do dị ứng, tập thể dục hoặc thai nghén. Các triệu chứng hen có thể xuất hiện do cảm lạnh hay cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ em.

6. Trẻ em không "loại bỏ" được bệnh hen khi lớn lên

Hệ miễn dịch của bạn thay đổi trong suốt cuộc đời, và bệnh hen của bạn cũng vậy. Các triệu chứng có thể dễ xuất hiện và dễ thuyên giảm, nhưng sự nguy hiểm của viêm phổi vẫn còn và thường xuyên tái phát ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là để đáp ứng với những thay đổi nội tiết tố.

Trẻ mắc bệnh hen sẽ phải "sống chung" với bệnh suốt đời.

7. Người bị bệnh hen không nên sợ tập thể dục

Bạn có thể cần phải dùng thuốc trước khi tập luyện và dành nhiều thời gian để làm nóng và làm mát cơ thể, nhưng tăng cường sức khỏe cho phổi và tim luôn là một ý tưởng tốt. Nhiều vận động viên chuyên nghiệp, tinh nhuệ, vận động viên Olympic cũng mắcbệnh hen.

8. Khoảng 70% số người bị bệnh hen cũng bị dị ứng, và cả hai bệnh này liên quan chặt chẽ với nhau

Khoảng 70% số người bị bệnh hen cũng bị dị ứng

Tiếp xúc với những thứ bạn bị dị ứng - như phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi và mạtbụi - làm tăng viêm phổi, gây ho và thở khò khè. Nếu bạn kiểm soát dị ứng bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên, dùng thuốc hoặc liệu pháp miễn dịch, bạn thường kiểm soát được bệnh hen.

9. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động và ô nhiễm không khí trong thời thơ ấu hoặc khi người mẹ mang thai làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen ở trẻ

Không cho phép người khác hút thuốc trong nhà, phòng làm việc hoặc trong xe hơi của bạn, và dạy con bạn tránh xa khói thuốc thụ động.

10.Bệnh hen của mỗi người là khác nhau và sẽ đáp ứng với phương pháp điều trị khác nhau

Các phương pháp điều trị phế quản và các thuốc sinh học mới nhắm vào quy trình hệ miễn dịch của từng ngườitạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của những người bị bệnh hen nặng, khó điều trị. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn dùng, hiệu quả của nó như thế nào và liệu bạn có nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác.

BS. Tuyết Mai

(Theo MSN)

8 hoạt động hàng ngày gây hại cho lưng

1. Nâng vật nặng

Không chỉ mang vật nặng bằng 1 tay, thậm chí, nâng, kéo hoặc đẩy vật nặng không đúng cách cũng có thể gây hại cho lưng. Ngoài ra, việc cúi xuống không đúng cách để nâng vật có thể làm căng cơ lưng dẫn tới đau lưng.

Phòng ngừa: Khi nâng vật nặng, cần ngồi xổm sau đó nâng dần lên. Tư thế cúi người xuống để nâng vật nặng mà phần lớn chúng ta thường làm không phải là cách đúng.

2. Lái xe trên những con đường gập ghềnh

Lái xe trên những con đường gập ghềnh có thể gây áp lực lên lưng của bạn, đặc biệt nếu bạn ngồi ở một tư thế hoặc lái xe trong nhiều giờ.

Phòng ngừa: Nếu bạn đang đi du lịch xa, cần nghỉ ngơi giữa đường thường xuyên để giảm áp lực lên lưng và khu vực vùng chậu. Ngoài ra, tạo tư thế ngồi thoải mái trước khi lái xe để giảm thiếu áp lực lên lưng.

3. Ngồi lâu

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi nhiều thì theo thời gian, bạn có nguy cơ bị đau lưng. Hơn nữa, những người có công việc bàn giấy có nguy cơ cao hơn bị đau lưng vì ngồi 6-8 tiếng mỗi ngày gây ra những áp lực lên xương sống, gây ra những thay đổi sinh hóa ở lưng. Ảnh hưởng là nghiêm trọng hơn nếu bạn ngồi một chỗ và ở một tư thế trong nhiều giờ.

Phòng ngừa: Để tránh đau lưng, cần đứng lên đi lại hoặc nghỉ ngơi mỗi giờ. Bạn có thể tập một số bài tập kéo giãn đơn giản tại bàn làm việc hoặc trong nhà vệ sinh để chống lại những ảnh hưởng của việc ngồi quá lâu, vốn có thể gây đau lưng, tăng cân.

4. Kéo giãn không đúng cách

Yoga là cách mới để duy trì sức khỏe. Nhưng điều mà nhiều người không biết là nếu tập không đúng cách yoga lại có thể khiến bạn bị các rối loạn khác nhau và cũng gây tổn thương cơ.

Phòng ngừa: Vì yoga bao gồm nhiều động tác kéo giãn và uốn nên không tuân theo những quy tắc thích hợp có thể gây đau lưng. Để phát huy được tác dụng của yoga, cần tập các tư thế yoga dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

5. Tư thế kém

Có thể là khi xem TV, chơi trò chơi trên máy tính, nhắn tin liên tục trên điện thoại di động hoặc làm việc trên máy xách tay, phần lớn chúng ta hoặc cúi người xuống, hoặc khom lưng…những tư thế này có thể gây sức ép lên lưng và cột sống, gây đau lưng.

Phòng ngừa: Bạn hãy nhớ một điều rằng tư thế xấu là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng, vì vậy, điều quan trọng là cần duy trì tư thế đúng để phòng ngừa đau lưng và những rối loạn cột sống.

6. Xách túi nặng

Cách bạn mang túi xách nặng có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn và nguy cơ bị đau lưng. Phần lớn chúng ta đeo túi xách nặng ở một bên vai. Thói quen này làm tăng áp lực lên vai, cánh tay và lưng, lâu dần làm tổn thương lưng. Nó cũng có thể dẫn tới mất cân bằng cơ thể và ảnh hưởng tới một bên vai, gây áp lực lên cột sống.

Phòng ngừa: Mang túi nặng ở cả hai vai như đeo ba lô. Nếu bạn đeo túi, cần đảm bảo mang ngang vai vì cách này làm giảm thiểu nguy cơ căng thẳng trên lưng và vai.

7. Ngồi trên giường/ghế

Nếu bạn nghĩ rằng ngồi duỗi hai chân trên giường hoặc ghế sofa chính là cách tốt nhất để thư giãn sau ngày dài làm việc thì bạn đã sai. Vì ngồi với chân duỗi dài có thể tạo ra tư thế cong hình chữ C không lành mạnh ở phần dưới cột sống. Nó cũng gây áp lực lên các gân kheo, gây nhiều áp lực lên lưng.

Phòng ngừa: Nếu bạn ngồi trên giường hoặc ghế sofa, ngồi với hai chân, hãy ngồi với chân bắt chéo và kê một miếng đệm dưới mông để duy trì tư thế chứ S của cột sống.

8. Ngủ trên đệm mềm

Ngủ trên đệp quá mềm không mang lại sự thoải mái cho lưng mà trái lại còn có thể làm biến đổi nhẹ hình dạng cột sống, qua đó gây áp lực lên các cơ, dây chằng và khớp.

Phòng ngừa: Điều này không có nghĩa bạn nên lựa chọn đệm thật cứng vì đệm cứng cũng có thể dẫn tới đau lưng. Trên thực tế, hãy lựa chọn đệm không quá cứng cũng không quá mềm.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Tổn thương võng mạc do đái tháo đường

Gây ra những biến chứng gì?

Bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp 2, gây ra cho người bệnh rất nhiều các biến chứng nặng nề, có những biến chứng gây tử vong và tàn phế suốt đời cho bệnh nhân.

Biến chứng trên thận: gây tiểu ra albumine, tổn thương các vi cầu thận và cuối cùng là suy thận mạn tính. Suy thận do ĐTĐ rất khó điều trị, ngay cả việc ghép thận thì tiên lượng thành công cũng rất hạn chế vì bệnh ĐTĐ vẫn tiếp tục diễn tiến trên bệnh nhân.

Hình chụp các tổn thương trên võng mạc khi bị võng mạc đái tháo đường

Nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ: nếu không điều trị tốt sẽ gây hoại thư phải cắt cụt chi, thậm chí gây tử vong do nhiễm trùng huyết.

Tác hại trên tim mạch: kết hợp với những rối loạn trong chuyển hóa chất béo gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Gây rối loạn cương dương: biến chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống và tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Mù lòa do tổn thương võng mạc

Bệnh võng mạc ĐTĐ ngày càng gia tăng ở các nước công nghiệp phát triển và tại Việt Nam, mức độ này tỉ lệ thuận với mức sống của nhân dân và mức độ mắc bệnh ĐTĐ trong cộng đồng. Theo các tác giả Thụy Điển thì có đến 26,5% số ca bệnh ĐTĐ týp 2 dưới 70 tuổi bị tổn thương võng mạc và có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của BS. Trần Xuân Đài tại BV. Nhân Dân Gia Định thì tỉ lệ tổn thương võng mạc của bệnh nhân ĐTĐ là 39,28% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Một nghiên cứu khác của BS.Nguyễn Thị Tuyết Minh thực hiện trên 250 bệnh nhân tại phòng khám mắt BV. Chợ Rẫy thì có đến 25,2% số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị tổn thương võng mạc. Trong đó, phần lớn bệnh nhân, tỉ lệ là 79,4% bị cả hai mắt.

Ở các nước phương tây, bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người dưới 65 tuổi, tỉ lệ mù trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 2,3%. Trong khi đó ở Việt Nam thì tỉ lệ mù chung do viêm màng bồ đào và bệnh đáy mắt là 4.2%, xếp thứ 4 trong các nguyên nhân gây mù lòa. Hơn nữa, đục thủy tinh thể hay kết hợp với bệnh võng mạc do ĐTĐ làm cho bệnh nhân dễ bị mù lòa hơn.

Điều trị

Tổn thương võng mạc là một trong những biến chứng của bệnh ĐTĐ nên không chỉ điều trị tại mắt mà phải kết hợp điều trị hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều chỉnh mỡ trong máu. Khi đã có tổn thương võng mạc, dù đường huyết đã xuống mức bình thường, bệnh võng mạc vẫn không ngừng tiến triển nên không thể bỏ qua việc tái khám mắt.

Bệnh nhân ĐTĐ phải được khám mắt ngay lúc phát hiện bệnh và tái khám định kỳ hàng năm.

Khi có tổn thương võng mạc, cần theo dõi sát hơn, có thể khám mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo tổn thương thấy được trên hình chụp mạch máu đáy mắt huỳnh quang.

Điều trị tổn thương võng mạc bằng laser nhiều đợt giúp phòng ngừa mù lòa bằng cách ngăn chặn sự phát triển tân mạch gây xuất huyết trong mắt, giảm phù hoàng điểm. Vì phải điều trị lâu dài nên rất cần sự hợp tác và hiểu biết của bệnh nhân và thân nhân.

Khi bệnh đã nặng, xuất huyết và tăng sinh nhiều trong mắt, cần mổ làm sạch máu và tổ chức tăng sinh nhưng khả năng mù vẫn rất lớn.

Lời khuyên của thầy thuốcNên đi khám bệnh khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ khả năng ĐTĐ: mờ mắt, gầy sụt cân, tiểu nhiều, nhiễm trùng dai dẳng, ngứa da không trị được bằng các thuốc thông thường… với những bác sĩ có kinh nghiệm. Bạn sẽ được cho làm các xét nghiệm tầm soát bệnh ĐTĐ: định lượng đường trong máu, định lượng đường trong nước tiểu, nghiệm pháp dung nạp glucose…Khi đã bị bệnh ĐTĐ, cần có chế độ ăn kiêng thich hợp được tư vấn bởi bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tiết. Cần phải sử dụng thuốc đều đặn để ổn định lượng đường trong máu, khám định kỳ về mắt tại các trung tâm chuyên khoa về bệnh võng mạc do ĐTĐ để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng về mắt, nhất là vào những năm thứ 5 trở đi sau khi xuất hiện bệnh ĐTĐ..

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

(Cố vấn BV. Quốc tế Minh Anh)

Những lý do khiến phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới

Dưới đây là những lý do quan trọng khiến phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới:

1. Phụ nữ khác nam giới về mặt sinh học

Điều kiện sinh học ở phụ nữ rất khác so với nam giới. Họ trải qua sự thay đổi lớn trong hàm lượng hormon hàng tháng. Các tình trạng như mang thai, mãn kinh cũng ảnh hưởng tới các hormon và điều này gây ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Vì vậy, giấc ngủ đủ và chất lượng rất quan trọng với phụ nữ.

2. Não của phụ nữ phải sử dụng nhiều hơn, cần nhiều thời gian hơn để hồi phục

Một số người nói rằng não phụ nữ khác với đàn ông và đó là lý do tại sao phụ nữ cần ngủ nhiều hơn. Não của phụ nữ được cho là phức tạp hơn và được sử dụng nhiều hơn não của nam giới, cả trong việc nhà hàng ngày cũng như việc văn phòng. Vì não của phụ nữ hoạt động nhiều hơn não của nam giới, nhiều nghiên cứu cho rằng nó cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

3. Não của phụ nữ chắc chắn phức tạp hơn

Vì sự phức tạp hơn của bộ não của phụ nữ mà các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới ít nhất 20 phút. Không có giấc ngủ chất lượng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng tâm lý của phụ nữ.

4. Giấc ngủ ảnh hưởng tới tâm trạng của phụ nữ

Các rối loạn như trầm cảm, giận dữ, khó chịu có thể gia tăng ở phụ nữ nếu không ngủ đủ. Ngược lại, nếu nam giới bị thiếu ngủ, họ không có những dấu hiệu của thiếu ngủ như vậy. Nhiều rối loạn sức khỏe khác có thể cũng gia tăng do không ngủ đủ.

5. Phụ nữ được cho là thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.

Họ có thể xem tivi, thái rau và nói chuyện điện thoại cùng lúc và với hiệu quả tuyệt vời. Dù ở văn phòng hoặc ở nhà, phụ nữ có xu hướng xử lý nhiều việc cùng lúc hơn. Điều này bắt buộc họ phải sử dụng não nhiều hơn nam giới và do vậy họ cần thời gian thư giãn nhiều hơn nam giới.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

Ngủ đủ giấc có lợi cho sức khỏe trẻ em

Theo khuyến cao của “American Academy of Sleep Medicine “ thời gian ngủ rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên. Tùy thuộc vào các lứa tuổi khác nhau mà nhu cầu cũng khác nhau.

13 chuyên gia về Giấc ngủ đã tiến hành phân tích 864 bài báo liên quan về giấc ngủ để khuyến cáo thời gian ngủ cần thiết và đầy đủ cho trẻ em và thanh thiếu niên. Theo các chuyên gia thì thời gian ngủ thay đổi tùy theo từng lứa tuổi.

tre ngu du giac

Trẻ sơ sinh từ 4-12 tháng cần có 12-16 giờ ngủ kể cả giấc ngủ trưa.

Trẻ em từ 1-2 tuổi cần 11-14 giờ mỗi ngày kể cả ngủ trưa.

Trẻ em 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ mỗi ngày kể cả giấc ngủ trưa.

Trẻ em từ 6-12 tuổi cần ngủ từ 9-12 giờ một ngày.

Thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi nên ngủ từ 8-10 giờ mỗi ngày.

Theo Giáo Sư Shalini Paruthi-chuyên ngành Nhi khoa và Thành viên Hiệp hội Giấc ngủ của Mỹ cho biết “Giấc ngủ là cần thiết cho sức khỏe, điều quan trọng là nên có thói quen tốt này ngay từ lúc còn thơ ấu”.

Thời gian ngủ mỗi ngày ở từng độ tuổi cần phải tuân thủ để có sức khỏe tốt và một tinh thần minh mẫn. Khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ cải thiện được sự tập trung chú ý, khả năng tiếp thu bài, trí nhớ, tâm trạng, sức khỏe về tinh thần cũng như thể chất và điều quan trọng là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng thiếu ngủ gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt các tai nạn giao thông, tăng huyết áp, đái đường, trầm cảm… Các chuyên gia nhận thấy rằng sự thiếu ngủ ở thanh thiếu niên làm tăng nguy cơ có những ý nghĩ tự tử hoặc  tự tử. Cuối cùng theo các chuyên gia thì cần đảm bảo thời gian ngủ cho trẻ và đây là phương cách tốt nhất giúp trẻ phát triển cả về thể lực và trí lực!

 

 

 

 

Bs Ái Thủy

Tuần hoàn máu kém – Những điều cần biết

Các rối loạn khác nhau có thể dẫn tới tuần hoàn máu kém. Nguyên nhân chính của tuần hoàn máu kém là tổn thương gốc tự do tới hệ tuần hoàn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng và các độc tố axit trong cơ thể. Nguyên nhân khác gây tuần hoàn máu kém là hút thuốc, cân nặng, bệnh tiểu đường, thiếu vận động, chế độ ăn uống mất cân bằng, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh ở hệ thần kinh đặc hiệu, mang thai và thiếu vận động.

Rối loạn tuần hoàn khá phổ biến ở người trung tuổi và người già. Bệnh là do sự tích tụ mảng cholesterol dọc thành động mạch, khiến chúng trở nên cứng và bị teo lại. Tuần hoàn máu kém có thể dẫn tới mệt mỏi, chán nản, xanh xao cùng với các triệu chứng khác. Tuần hoàn máu kém có thể cũng làm giảm hiệu quả làm lành ở những khu vực bị tổn thương dẫn tới chậm liền vết thương. Mệt mỏi có thể có biểu hiện xanh tím do thiếu tuần hoàn và có thể gây tử vong.

Bất lực cũng có thể là do tuần hoàn máu kém. Bệnh tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và các vấn đề liên quan tới tim khiến bệnh trở nên phức tạp hơn.

Có một vài loại rối loạn tuần hoàn máu. Một trong số đó là bệnh động mạch ngoại vi - là một tình trạng có thể được so sánh với bệnh động mạch vành và rối loạn động mạch cảnh. Trong bệnh động mạch ngoại vi, sự tích tụ mỡ hình thành ngay trong niêm mạc thành động mạch. Điều này cản trở máu lưu thông, chủ yếu trong các động mạch dẫn đến thận, ổ bụng, cánh tay, chân và bàn chân.

Một loại rối loạn tuần hoàn máu khác là xơ cứng động mạch có liên quan tới cả lớp bên trong và lớp giữa các động mạch, các chi, mắt và các cơ quan khác. Tình trạng này làm giảm tuần hoàn máu tới mô, gây ra các rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn mạch máu ngoại biên, giảm lưu thông máu tới mắt, thận và dẫn tới mù, suy thận.

Giảm huyết sắc tố là một rối loạn tuần hoàn máu khác, được mô tả là sự thiếu thể tích tế bào hồng cầu tuần hoàn hay nói cách khác là thiếu hàm lượng haemoglobin. Thiếu thể tích máu tuần hoàn, cả thành phần tế bào và dịch thể được gọi là giảm lượng máu. Đây có thể là kết quả của thiếu máu cấp tính hoặc có thể mang tính chất dài hạn, như thiếu máu kèm theo tình trạng mất nước.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

Lá cần tây có thể trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là căn bệnh ảnh hưởng tới mắt và làm suy giảm thị lực. Đục thủy tinh thể phát triển khi một số protein tích tụ trên thủy tinh thể, khiến thị lực đục hoặc mờ. Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở những người trên 65 tuổi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở trẻ em nếu chúng được sinh ra với khuyết tật ở mắt và tình trạng này được gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh.

duc thuy tinh the

Thông thường, can thiệp phẫu thuật được yêu cầu để loại bỏ đục thủy tinh thể và phẫu thuật có thể không thành công 100%. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cách tự nhiên để giảm sự phát triển của đục thủy tinh thể, cần tây có thể là cách đơn giản mà hiệu quả. Lá cần tây giàu vitamin A, loại vitamin chính cần thiết để giữ cho mắt khỏe mạnh. Ngoài ra, lá cần tây được biết đến là làm giảm khô mắt bằng cách duy trì độ ẩm cho mắt. Loại thảo dược tự nhiên này cũng giàu các carotenoid như lutein và zeaxathin nên nó loại bỏ nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể và thậm chí nếu bạn bị đục thủy tinh thể, nó có thể giúp điều trị ổn định tình trạng này.

Dưới đây là cách sử dụng cần tây để giảm sự phát triển đục thủy tinh thể một cách hiệu quả.

Thành phần:

Lá cần tây: 6-7 chiếc

Mật ong: 2 thìa

Lá cần tây rửa sạch, xay trong máy xay sinh tố cùng với một chút nước. Đổ nước ra cốc và cho 2 thìa mật ong vào. Bạn có thể uống 1 cốc nước này mỗi ngày khi đói, trước bữa tối.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Các biện pháp dự phòng đột quỵ não

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư, đứng hàng đầu về tàn phế ở người trưởng thành. Hàng năm ở Mỹ có khoảng 700.000 - 750.000 bệnh nhân mới và tái phát, chi phí 30 tỉ USD cho điều trị nội trú và phục hồi chức năng. Tại Pháp, 12% số ca tử vong ở người già do nguyên nhân đột quỵ não, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong. Tỉ lệ mới mắc đột quỵ ở Mỹ là 135/100.000 dân, ở Pháp là 145/100.000 dân. Tỉ lệ đột quỵ tính toàn châu u, số người bị đột quỵ lần đầu tiên trong khoảng 141-219/100.000 dân. Ở châu Á, theo Hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam Á, tỉ lệ mới mắc đột quỵ não: Nhật Bản từ 340 - 523/100.000 dân; Trung Quốc 219/100.000 dân; Israel 140/100.000 dân; Ấn Độ 13/100.000 dân; Mông Cổ 8/100.000 dân; Sri Lanka 29/100.000 dân; Việt Nam 161/100.000 dân (Lê Đức Hinh, 1998). Dự kiến đến năm 2020, đột quỵ não là một trong bốn bệnh hàng đầu dẫn đến tử vong. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại ở cả hai giới và các lứa tuổi. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của đột quỵ não là tăng huyết áp.

dot quy naoTích cực sử dụng các biện pháp phòng chống thừa cân và béo phì

Các thể đột quỵ não

Đột quỵ não gồm hai thể bệnh chính: chảy máu não và thiếu máu não cục bộ. Theo thống kê, đột quỵ thiếu máu não chiếm khoảng 80 - 85%, đột quỵ chảy máu não chiếm từ 10 - 15%. Quan niệm đột quỵ não chỉ là cách kết thúc cuộc đời của người già nay đã lỗi thời. Từ những năm của thập kỷ 80 trở lại đây, tỉ lệ tử vong ở các nước phát triển đã giảm nhờ chẩn đoán sớm và với các phương tiện hồi sức tích cực, tổ chức thành các đơn vị đột quỵ não cũng như các trung tâm đột quỵ não đã điều trị có hiệu quả bệnh. Mặt khác, nhờ hiểu biết cơ chế bệnh sinh, có các biện pháp chống yếu tố nguy cơ trong cộng đồng có hiệu quả nhất là điều trị bệnh tăng huyết áp, nên tỉ lệ mới mắc ở các nước phát triển đã giảm đáng kể ở Anh, và các nước Bắc u. Từ các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra nhận xét: đột quỵ não là bệnh hoàn toàn có thể dự phòng có kết quả bằng các biện pháp mang tính tổng hợp.

Các biện pháp dự phòng đột quỵ não nhằm ba mục đích: phòng ngừa bị bệnh, dự phòng tái phát và điều trị củng cố. Nội dung chính bao gồm:

- Khai thông sớm các trường hợp hẹp động mạch cảnh trong bằng các biện pháp phẫu thuật hoặc can thiệp từ bên ngoài.

- Giảm dần các yếu tố nguy cơ nguyên nhân mạch máu (tăng huyết áp, tăng cholesterol, kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá) để ngăn chặn sự tạo thành các mảng vữa xơ động mạch

- Điều trị chống kết tập tiểu cầu để ngăn chặn sự tạo thành mảng vữa xơ động mạch mới và các biến chứng huyết khối vữa xơ động mạch do đứt vỡ các mảng này.

Các biện pháp phòng ngừa

- Chống tăng huyết áp để làm giảm các biến chứng về tim mạch, thận và tỉ lệ tử vong. Tích cực sử dụng các biện pháp phòng chống thừa cân và béo phì, ăn nhạt, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Sử dụng thuốc hạ huyết áp đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ gây vữa xơ động mạch và bệnh mạch vành tăng gấp đôi, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: nguy cơ đột quỵ não sẽ dứt hẳn sau một vài năm ngừng hút thuốc lá.

- Điều chỉnh rối loạn lipid máu, trong đó đặc biệt làm giảm cholesterol. Cơ chế sinh bệnh vữa xơ động mạch chưa được hiểu biết hoàn toàn, nhưng tổn thương và hậu quả rối loạn chức năng của các tế bào nội mạc mạch máu là rất sớm. Có nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tăng cholesterol là một yết tố nguy cơ độc lập của đột quỵ não.

- Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý. Ăn mặn làm tăng huyết áp. Đối với các nước nhiệt đới, chỉ nên giảm muối vừa phải do mất muối qua mồ hôi. Chế độ ăn ít kali làm tăng nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 2,4g natri mỗi ngày (tương đương 6g muối ăn natriclorua). Những bệnh nhân tăng huyết áp nếu giảm bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày thì sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp hoặc biến chứng tim mạch.

- Cai rượu, người ta thấy việc sử dụng rượu mức trung bình có thể cải thiện sức khỏe một cách thật sự. Tuy nhiên, một số người nghiện rượu thường gặp phải những biến chứng nặng do lạm dụng rượu. Nghiện rượu nặng (sử dụng nhiều hơn 60g/ngày) tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng mức độ trung bình (12 - 24g/ngày) giảm nguy cơ đột quỵ. Sử dụng rượu ít hơn 12g/ngày thì nguy cơ thấp nhất. 10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh.

dot quy naoThể dục đều đặn

- Tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Những người đàn ông thường xuyên hoạt động đủ mạnh để ướt đẫm mồ hôi là đã giảm 20% nguy cơ đột quỵ. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần là hữu ích. Tập thể dục đều đặn có thể góp phần cải thiện đường máu, giảm tỉ lệ kháng insulin, giảm cân, cải thiện một số thông số lipid, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch và cải thiện huyết áp. Tập thể dục có tác dụng làm giảm HA tâm thu, giảm béo phì. Thể dục làm giảm tỉ lệ nhồi máu cơ tim do đó cũng làn giảm tỉ lệ đột quỵ não.

- Chống béo phì, nhất là béo bụng vì đó là nguy cơ lớn nhất của đột quỵ. Về yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nghiên cứu sức khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng gia tăng chỉ số khối cơ thể = [trọng lượng (kg)] chia cho [chiều cao (m)]2, nếu > 27kg/m2 và tăng cân nặng sau 18 tuổi làm tăng yếu tố nguy cơ của nhồi máu não.

- Chống bệnh đái tháo đường để làm giảm nguy cơ đột quỵ não. Nghiên cứu ở Framinham đã xác định rằng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong những bệnh nhân đái tháo đường so với những bệnh nhân không đái tháo đường. Khi một bệnh nhân đái tháo đường bị đột quỵ thì hậu quả hiểm nghèo hơn nhiều so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Lý do của hậu quả này là do bệnh nhân bị đái tháo có vòng tuần hoàn nghèo nàn.

- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tim như: rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), tổn thương van tim, các tổn thương cơ tim đặc biệt là nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh lý cơ tim.

- Sử dụng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho những người ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Béo phì

Tiểu đường không dẫn tới béo phì. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường và bạn đang bị béo phì thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Khi bị tiểu đường bạn có thể cảm thấy yếu, uể oải, mệt mỏi. Nếu bạn không luyện tập thường xuyên, những triệu chứng này có thể gia tăng và không hoạt động thể chất cũng có nghĩa cân nặng dễ tăng.

Suy thận

Thanh thiếu niên bị tiểu đường dễ bị mắc suy thận. Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh sẽ cản trở hoạt động lọc của thận và dẫn tới tổn thương thận. Vì vậy cần rất thận trọng.

Suy tim

Ứ đọng đường huyết trong động mạch cản trở máu tới tim và khiến thành động mạch dày hơn. Do vậy, máu khó bơm tới tim và điều này có thể gây suy tim. Đây là một trong những nguy cơ lớn của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên.

Rối loạn thị lực

Do bị tiểu đường, mạch máu trong võng mạc cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, thanh thiếu niên bị tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và glôcôm.

Trầm cảm

Khi thanh thiếu niên bị tiểu đường nhìn thấy người khác sống cuộc sống bình thường và vui vẻ, trong khi họ phải dùng thuốc và tiêm hàng này, điều này dễ dẫn tới trầm cảm. Cha mẹ cần quan tâm đầy đủ và tư vấn bác sĩ nếu cần.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky)

9 lý do nên để trẻ nghịch bẩn nhiều hơn

Khi sống trong một thế giới chứa đầy những ám ảnh về vi khuẩn, nhiễm trùng và kháng thuốc, rất nhiều bậc phụ huynh trở nên ngần ngại và không để cho con mình nghịch bẩn. Tuy nhiên, không để trẻ nghịch bẩn có thể sẽ phản tác dụng và làm tăng nguy cơ bị ốm của trẻ.

Nghịch bẩn giúp giữ hệ vi sinh vật của trẻ khỏe mạnh

Mỗi một người đều có hệ vi sinh vật của riêng mình. Đó là một “cộng đồng” vi sinh vật sống bên trong cơ thể. Theo Trung Tâm nghiên cứu gen và môi trường tại Mỹ, có khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật sống trong cơ thể bạn, bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và động vật nguyên sinh.

Rất nhiều vi sinh vật là những vi khuẩn tốt, giúp bạn tiêu hóa thức ăn, sản xuất ra vitamin và chống lại vi khuẩn xấu. Theo thời gian, đặc biệt là trong suốt thời thơ ấu, mỗi người sẽ phát triển một hệ vi sinh vật riêng. Cũng giống như kháng sinh sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn có lợi và có hại, các loại dung dịch rửa tay và xà phòng diệt khuẩn cũng sẽ giết cả vi khuẩn tốt và xấu bên ngoài cơ thể, và làm thay đổi hệ vi sinh vật của con người.

Nghịch bẩn sẽ giúp bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, giúp duy trì hệ vi sinh vật cơ bản và duy trì sự cân bằng giữa số vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu.

Nghịch bẩn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Tiếp xúc với vi khuẩn sớm sẽ giúp ích trong việc xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Giả thuyết về sự sạch sẽ khẳng định rằng, trẻ em sống trong môi trường sạch sẽ hoàn toàn sẽ không tiếp xúc đủ với các loại vi khuẩn, do đó, hệ miễn dịch sẽ không “học” được cách đối phó với vi khuẩn.

Nghịch bẩn sẽ giúp trẻ tiếp xúc với rất nhiều loại vi sinh vật, giúp hệ miễn dịch trưởng thành nhanh hơn và hoạt động đúng chức năng hơn. Trong một nghiên cứu năm 2012, chuột được tiếp xúc sớm với vi sinh vật sẽ có nhiều tế bào bạch cầu T diệt tự nhiên (một loại tế bào của hệ miễn dịch có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, virut và các tế bào lạ) hơn so với những con chuột được nuôi trong môi trường không có vi sinh vật.

Nghịch bẩn làm giảm lo âu và tốt cho não bộ

Trong bụi bẩn có chứa một loại vi khuẩn không gây hại tên là Mycobacterium vaccae. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, vi khuẩn này sẽ kích thích sự sản sinh serotonin trong não bộ. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có thể kiểm soát cảm xúc và các chức năng khác của cơ thể. Lượng serotonin thấp được cho là có liên quan đến lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu riêng biệt chỉ ra rằng, chuột được cho tiếp xúc với vi khuẩn Mycobacterium vaccae sẽ ít bị lo âu và sẽ có khả năng ghi nhớ đường tốt hơn khi được thả vào mê cung (maze learning tasks).

Nghịch bẩn rất vui!

Trẻ con rất thích được lấm lem. Chúng rất thích được xoay vòng tròn khi có vũng nước. Trẻ em ngày nay phải chịu đựng quá nhiều áp lực, căng thẳng và bận rộn hơn bao giờ hết. Chúng cần được nghỉ ngơi, thư giãn và được sống đúng như một đứa trẻ. Nghịch bẩn là một hoạt động thú vị mà cả trẻ và cha mẹ có thể cùng tham gia cùng nhau.

Nghịch bẩn hỗ trợ sự phát triển về cảm giác

Bụi bẩn có ảnh hưởng đến tất cả các giác quan của trẻ. Nhiệt độ cũng như cấu trúc khác nhau của chất bẩn sẽ kích thích sự phát triển xúc giác. Mùi thơm đơn thuần của đất cát sẽ kích thích khứu giác phát triển. Sự đa dạng về màu sắc của đất bẩn và các loại côn trùng sống trong đó sẽ kích thích thị giác.

Khi trẻ chơi ở bên ngoài, thính giác cũng sẽ được phát triển, khi có rất nhiều âm thanh tự nhiên ở ngoài. Việc trẻ sẽ cho thứ gì đó vào mồm là không thể tránh khỏi, và việc này sẽ kích thích cả vị giác của trẻ.

Nghịch bẩn giúp ngăn chặn dị ứng và hen suyễn

Tỷ lệ bị hen suyễn ở trẻ em sống tại các trang trại và những trẻ em không sống tại các trang trại. Nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng trẻ em sống tại các trang trại được tiếp xúc với nhiều loại nấm và vi khuẩn hơn, sẽ có tỷ lệ hen suyễn thấp hơn.

Theo tổ chức Y khoa Johns Hopkins, trẻ em trên 1 tuổi được tiếp xúc với các lông vật nuôi và vi sinh vật trong nhà sẽ ít có nguy cơ dị ứng và hen suyễn hơn.

Nghịch bẩn sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên

Các loại đất bẩn chứa đầy sâu, ấu trùng, cóc và ốc sên. Đất cũng là một phần quan trọng của các vườn sau và vườn hoa rực rỡ sắc màu. Khi con bạn chơi với đất bẩn, cũng là lúc trẻ đang khám phá và trải nghiệm cùng thiên nhiên. Chúng sẽ học được cách các loại cây và côn trùng sinh trưởng như thế nào.

Việc này sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên của trẻ, và tình yêu này có thể sẽ kéo dài suốt đời. Việc vui chơi bên ngoài cùng thiên nhiên cũng sẽ khiến trẻ có ước mơ tự trồng được những loại cây của riêng mình, và sống một cuộc sống “xanh” hơn.

Vui chơi khiến trẻ không sống thụ động

Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ -CDC, 18% trẻ em từ 6-12 tuổi bị béo phì vào năm 2012. Các con số thống kê gần hơn vẫn đang được thu thập. Đa số trẻ em sẽ dành nhiều thời gian ở trong nhà chơi trò chơi điển tử hoặc xem tivi, thay vì ra ngoài chơi. Những trẻ có lối sống thụ động như vậy thường có nguy cơ tăng cân và béo phì cao hơn. Cho phép trẻ ra ngoài, nghịch đất cát bẩn có thể kích thích trẻ di chuyển nhiều hơn, đầu óc được rộng mở và suy nghĩ khoáng đạt hơn và giảm nguy cơ béo phì.

Xây dựng tính tự lập

Đa số thời gian của trẻ đều đã được lên lịch sẵn. Việc trẻ tuân theo thời gian biểu là rất quan trọng, nhưng đôi khi, việc không tuân theo một quy tắc nào cả cũng rất cần thiết

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc chơi ở bên ngoài sẽ giúp trẻ hìnht hành những kỹ năng cần thiết để sống kiên cường và độc lập hơn. Các hoạt động vui chơi không theo kế hoạch, như nghịch trong đất bẩn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, kích thích sự sáng tạo và kỹ năng xử lý vấn đề ở trẻ.

Không phải tất cả bụi bẩn đều như nhau

Việc trẻ nghịch bẩn nên được khuyến khích, nhưng không phải tất cả các loại bụi bẩn đều an toàn. Bạn không nên để trẻ chơi ở khu vực có phân chó, mèo hoặc bất kỳ loại động vật nào khác, hoặc ở những nơi gia súc ăn cỏ.

Trẻ cũng không nên chơi ở những nơi đã được phun thuốc trừ sâu hoặc chất hóa học. Đất cát ở gần nhà ga hoặc nhà máy có thể có chứa sơn, thuốc trừ sâu hoặc các chất hóa học độc hại mà trẻ không nên tiếp xúc.

Làm thế nào để trẻ nghịch bẩn mà vẫn an toàn?

Rửa tay đúng cách vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus, ví dụ như virus cúm và cảm. Các dụng dịch rửa tay là lựa chọn tuyệt vời trong các trường hợp khẩn cấp hoặc nếu trẻ đã chạm vào thịt sống trong khi đi siêu thị cùng bạn. Hãy hướng dẫn trẻ biết cách và thực hành rửa tay sạch sau mỗi lần nghịch bẩn.

Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải làm sạch từng li từng tí bụi bẩn trên cơ thể trẻ. Tất nhiên, bạn không nên khuyến khích trẻ ăn bẩn, nhưng không cần thiết phải hoảng loạn nếu đôi khi trẻ ăn mà quên chưa rửa tay.

Nếu trẻ khỏe mạnh, hãy để trẻ “làm bánh” từ bùn và đào giun đất. Cho phép trẻ đi chơi bằng chân trần trong sân và cho phép trẻ tự trồng cây trong vườn. Trẻ sẽ có những kỷ niệm đẹp và phát triển tình yêu thiên nhiên. Trẻ cũng sẽ có cơ hội duy trì hệ vi sinh vật và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Ths.BS. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Nhắc các mẹ 8 loại thuốc tránh sử dụng cho trẻ từ 2

Aspirin

Không được cho trẻ uống aspirin hay bất cứ loại thuốc nào chứa aspirin mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Aspirin là nguyên nhân gây ra hội chứng Reye có thể gây tử vong ở trẻ (một hội chứng nguy hiểm gây sưng tấy trong não và gan).

Hãy đọc kỹ nhãn thuốc (aspirin đôi khi được ghi dưới tên “salicylate” hay “acetylsalicylic acid”) và hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ nếu bạn không chắc liệu loại thuốc nào đó sắp sử dụng cho trẻ có chứa aspirin hay không.

Trong trường hợp trẻ bị đau và sốt, hãy cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen (với liều lượng phù hợp với trẻ nhỏ).

Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hay nôn mửa hoặc bị mắc các bệnh như hen phế quản, bệnh thận, viêm loét hay các bệnh mãn tính khác, hãy hỏi bác sỹ trước khi quyết định cho trẻ uống ibuprofen. Đồng thời cũng tham khảo ý kiến thầy thuốc về loại thuốc thay thế nếu trẻ mắc các bệnh về gan.

Các loại thuốc ho và thuốc cảm không kê đơn

Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc ho và thuốc cảm cúm không cần kê đơn cho trẻ nhỏ. Một vài nghiên cứu đã chứng minh những loại thuốc này không thực sự giúp làm giảm các triệu chứng cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Đồng thời, chúng có thể có hại nhất là khi bị sử dụng quá liều cho trẻ.

Ngoài những tác dụng phụ như gây buồn ngủ hay mất ngủ, khó chịu ở dạ dày, phát ban và nổi mề đay, trẻ còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm như nhịp tim nhanh, co giật và thậm chí tử vong. Mỗi năm ở Mỹ có hàng ngàn trẻ em phải đi cấp cứu do uống phải quá nhiều thuốc ho và thuốc cảm cúm.

Do đó nếu con bạn bị cảm cúm, nên sử dụng các liệu pháp an toàn như sử dụng thiết bị tạo độ ẩm trong phòng hay các phương pháp điều trị tại nhà thay vì sử dụng thuốc.

Thuốc chống nôn

Không nên cho trẻ sử dụng thuốc chống nôn không kê đơn trừ khi bác sỹ có chỉ định đặc biệt. Phần lớn hiện tượng nôn chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, trẻ thường có thể kiểm soát chúng tốt mà không cần bất kỳ loại thuốc nào.

Ngoài ra, thuốc chống nôn còn gây ra những nguy cơ và biến chứng nguy hiểm. (Nếu con bạn bị nôn và có dấu hiệu mất nước, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có biện pháp xử lý đúng đắn.)

Thuốc dành cho trẻ sơ sinh và cho người lớn

Việc cho trẻ tuổi mẫu giáo sử dụng một liều nhỏ hơn của thuốc dành cho người lớn cũng nguy hiểm như là cho trẻ uống liều cao hơn của thuốc dành cho trẻ sơ sinh. Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng loại thuốc giọt dành cho trẻ sơ sinh đậm đặc hơn là dung dịch thuốc uống dành cho trẻ mẫu giáo.

Nếu trên nhãn thuốc không có chỉ định về liều dùng thích hợp theo cân nặng và độ tuổi của trẻ thì bạn không được cho trẻ sử dụng loại thuốc đó.

Thuốc kê riêng cho người khác hay cho một bệnh khác

Những thuốc đã được chỉ định kê cho một cá nhân nào đó (ví dụ anh chị em của trẻ) hay thuốc để điều trị một bệnh nào khác thường không hiệu quả hay thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy cho trẻ sử dụng loại thuốc được kê riêng và chỉ định riêng cho căn bệnh của con bạn.

Thuốc hết hạn

Hãy loại bỏ những loại thuốc cả kê đơn lẫn không kê đơn khi chúng đã hết hạn. Đồng thời vứt cả những loại thuốc đã bị đổi màu hay bị vỡ - một cách đơn giản là khi thuốc không còn ở trạng thái nguyên vẹn như khi bạn mua ở hiệu thuốc. Sau thời hạn sử dụng, thuốc sẽ không còn tác dụng và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.

Nói chung thì không nên vứt thuốc vào trong toilet do chúng có thể gây nhiễm bẩn mạch nước ngầm và nhiễm cả vào nước uống của gia đình. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ đến mức Cục quản lý dược phẩm sẽ yêu cầu loại bỏ chúng trong toilet hơn là sọt rác.

Bạn cũng có thể hỏi dược sỹ về việc liệu khu vực bạn sinh sống có chương trình thu hồi các loại thuốc cũ đã hết hạn hay không.

Nếu thuốc không cần thiết phải vứt trong bồn cầu hay không có chương trình thu hồi thuốc, hãy đổ thuốc hết hạn vào trong một hộp cùng với một loại rác có mùi hơi khó chịu (như bã cà phê) trước khi vứt chúng đi. Không làm bẹp vỡ viên nén hoặc viên nang khi bạn vứt chúng cùng với loại rác khác. Gỡ bỏ các thông tin cá nhân trên hộp trước khi vứt nó đi.

Liều cao paracetamol

Một số loại thuốc sẽ kết hợp cả paracetamol để giúp giảm đau và hạ sốt, do vậy đừng nên cho trẻ uống thêm liều paracetamol khi đã sử dụng các thuốc này. Nếu bạn không biết rõ về thành phần có trong thuốc, không cho trẻ sử dụng paracetamol hay ibuprofen cho tới khi được sự cho phép của bác sỹ hoặc dược sỹ.

Sirô ipecac

Sirô ipecac có tác dụng gây nôn và được sử dụng để điều trị ngộ độc. Tuy nhiên hiện nay các bác sỹ không còn sử dụng loại sirô này chủ yếu là do không có bằng chứng cho thấy việc gây nôn có thể giúp điều trị ngộ độc. Thực tế, loại sirô này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ ví dụ như nếu trẻ tiếp tục bị nôn trong trường hợp sau khi đã sử dụng một thuốc chống ngộ độc khác như than hoạt tính.

Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên loại bỏ sirô ipecac ra khỏi tủ thuốc gia đình và khuyên rằng cách tốt nhất để phòng tránh ngộ độc là để xa các loại chất độc hại ngoài tầm tay trẻ em.

Cẩn thận với thuốc viên nhai

Các loại viên nhai không cần thiết phải chống chỉ định cho trẻ 100%, tuy nhiên bạn cũng nên xem xét cẩn thận về việc liệu có nên cho trẻ sử dụng hay không và sử dụng khi nào.

Hầu hết trẻ 4 tuổi đều có thể sử dụng được thuốc dạng nhai, nhất là những loại dễ tan. Tuy nhiên hãy hết sức lưu ý khi đưa cho trẻ loại thuốc này đặc biệt khi trẻ không nhai nát viên thuốc hoàn toàn.

Nếu bạn lo ngại về việc thuốc nhai có thể gây hóc cho trẻ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ nếu có thể nghiền nhỏ viên thuốc ra và cho trẻ ăn cùng với những thực phẩm mềm như sữa chua hay sốt táo được hay không. Đồng thời, nếu có thể được hãy đảm bảo trẻ ăn hết thìa thức ăn đó để đạt được đủ liều thuốc.

BS.Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Nhận biết dấu hiệu gan bị tổn thương

Nếu bạn có một số dấu hiệu điển hình sau thì bạn nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.

1. Hầu hết chúng ta thường không để ý tới những bất thường về màu sắc của phân và nước tiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu này.

Nếu nước tiểu sẫm màu và sủi bọt và phân của bạn lỏng và nhạt màu, thì bạn nên đi kiểm tra gan.

2. Trào ngược axit là biểu hiện bình thường nếu gặp một đôi lần sau khi ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit, không có lý do rõ ràng và cùng với triệu chứng buồn nôn và nôn, thì đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.

3. Nếu bạ bị ngứa trầm trọng, mặc dù không bị dị ứng hoặc các vấn đề da, thì đây là một dấu hiệu cho biết bạn có thể đang bị tổn thương gan cần đi khám ngay lập tức.

4. Một dấu hiệu khác của tổn thương gan đó là bạn dễ bị thương và chảy máu bất thường. Nếu hay bị thương hoặc dễ bị thâm tím hơn so với trước đây, có nghĩa là bạn có nguy cơ tổn thương gan.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky)